|

Sức hấp dẫn thầm lặng của ngành bảo hộ lao động

xã hội càng phát triển thì yêu cầu an toàn về thân thể, sức khỏe, tính mạng của con người đặt ra càng cao. Cơ hội việc làm tăng là lý do khiến vài năm trở lại đây, ngành Bảo hộ lao động (BHLĐ) được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
content:

Sự cần thiết của bảo hộ lao động

Ngành BHLĐ là lĩnh vực chuyên về việc bảo đảm an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động trong môi trường làm việc dựa trên cách xác định nghĩa vụ, quyền lợi giữa người thuê lao động và người lao động. Mục tiêu chính của ngành này là tạo ra và thực hiện các quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp an toàn cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Các chuyên gia đào tạo nhận định, ngành BHLĐ là lĩnh vực quan trọng, đa dạng và là một điểm sáng trong thế giới công nghiệp. Với sứ mệnh bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, ngành này không chỉ mở rộng cơ hội việc làm ổn định mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế.

Khi theo học ngành này, người học có cơ hội trở thành kỹ sư hoặc cử nhân BHLĐ. Cả nước hiện có rất ít cơ sở giáo dục đại học mở chuyên ngành đào tạo về BHLĐ nên người học có thể tìm hiểu ngành này tại Trường Đại học Công đoàn (Hà Nội) và Đại học Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh) với 3 tổ hợp xét tuyển: A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, tiếng Anh) và D01 (toán, văn, tiếng Anh).

Tại Trường Đại học Công đoàn, ngành BHLĐ trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành về hình họa - vẽ kỹ thuật, cơ khí đại cương, kỹ thuật điện tử, cung cấp điện xí nghiệp, kỹ thuật đo lường, kỹ thuật nhiệt, cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, tự động hóa các quá trình sản xuất, thủy khí động lực học, cấp thoát nước, xây dựng công nghiệp, tâm sinh lý lao động, tâm lý kỹ thuật, công nghệ hóa chất, môi trường và phát triển, tin học ứng dụng…

Nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu ngành bảo hộ lao động. Ảnh: Quý Minh
Nhiều bạn trẻ quan tâm, tìm hiểu ngành bảo hộ lao động. Ảnh: Quý Minh

Là một trong số ít trường ở khu vực phía Nam đào tạo ngành BHLĐ, Đại học Tôn Đức Thắng không ngừng nâng cấp, đổi mới về cơ sở vật chất và bồi dưỡng kỹ năng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn để đào tạo ra những thế hệ sinh viên có đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Theo học trường này, sinh viên sẽ được đào tạo chương trình 4 năm với nội dung học về kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và vận chuyển, an toàn thiết bị chịu áp lực, kỹ thuật an toàn, an toàn trong xây dựng, kỹ thuật an toàn điện, sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh lao động…

Người tốt nghiệp chương trình đại học ngành BHLĐ có những kỹ năng như: điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp về BHLĐ; đề xuất các giải pháp công nghệ bảo đảm vệ sinh môi trường lao động trong quá trình sản xuất; loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố trong sản xuất và các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp…

Bên cạnh chương trình học đại học, các cơ sở đào tạo cũng có những chương trình liên kết đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn, tập sự nghề nghiệp nhằm bồi dưỡng nghề nghiệp cho sinh viên tại các trường đại học đào tạo ngành bảo hộ lao động có tiếng trên thế giới.

Quảng cáo

Người học cũng có thể chọn lựa chương trình đào tạo ngành BHLĐ tại một số trường cao đẳng. Sau khi học xong trường cao đẳng, người học có khả năng áp dụng được các kiến thức, kỹ năng vào công việc giám sát, huấn luyện an toàn cho công trình xây dựng; giám sát và quản lý an toàn, môi trường cho nhà máy sản xuất, huấn luyện an toàn tại các trung tâm an toàn; tư vấn các dịch vụ về an toàn cho các DN…

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), BHLĐ trở thành ngành nghề được quan tâm đặc biệt. Tất cả các nước gia nhập WTO đều phải có cán bộ chuyên trách về bảo hộ lao động. DN có 200 lao động trở lên tối thiểu phải có một cán bộ chuyên trách về BHLĐ theo Luật Lao động. Vậy nên, ngành học này có ý nghĩa rất thiết thực với nhu cầu nhân sự cao.

Hiện nước ta chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt tới an toàn lao động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tốt nghiệp đại học ngành BHLĐ, người học có nhiều cơ hội chọn lựa nghề nghiệp như: viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các tỉnh, TP; công ty tư vấn các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; dự án công trình xây dựng; công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia; thanh tra nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; kiểm tra BHLĐ của công đoàn; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học này; chuyên viên về an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh… Mức lương khởi điểm của ngành này dao động khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.

Để học tập và làm tốt những công việc liên quan tới BHLĐ, ngoài có đủ phẩm chất, đạo đức, tuân thủ pháp luật, sức khỏe tốt, có kỹ năng ngoại giao thì đòi hỏi nhân sự phải hiểu được chất liệu của những trang thiết bị an toàn lao động, có tính nhẫn nại và nguyên tắc để bảo đảm an toàn lao động tuyệt đối; nắm rõ tất cả đặc tính của trang thiết bị BHLĐ, các chức năng và công dụng của từng loại; biết được các quy trình chính xác của công tác BHLĐ…

Bên cạnh đó, người học cần có tình yêu nghề cũng như có tinh thần trách nhiệm cao trong việc tuân thủ an toàn lao động; bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe của người lao động.

Cũng như các ngành khác, người học ngành BHLĐ cần có khả năng tự học, tìm hiểu trong môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tiếp tục học các ngành nghề có liên quan ở bậc cao hơn nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, tăng thêm năng lực tư duy đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân và xã hội.​

Có thể thấy, dù không phải là ngành quá "hot" nhưng sức hút thầm lặng của BHLĐ nằm ở chính giá trị ngành mang lại với sự an toàn và bình yên của cuộc sống. Luôn là ngành nghề mang tính chất bền vững và song hành với sự phát triển của kinh tế - xã hội nên BHLĐ chắc chắn sẽ là ngành có nhiều hứa hẹn về cơ hội việc làm và thu nhập trong tương lai.

BHLĐ thể hiện quan điểm coi trọng con người, coi trọng sức lao động. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không bị thương tích hay bệnh nghề nghiệp là minh chứng rõ nét nhất cho đất nước luôn coi trọng con người, đề cao lực lượng lao động và sức lao động. Nếu công tác BHLĐ không được quan tâm, điều kiện lao động không được cải thiện, các vụ tai nạn lao động xảy ra nhiều thì uy tín của chế độ, uy tín của DN sẽ bị giảm sút.

23/09/2024 - 0 Lượt xem
Ngày 24/7. UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định số 2191/QĐ-UBND v/v ban hành Chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của UBND các phường thuộc quận Ba Đình năm 2024
11/09/2024 - 0 Lượt xem
Ngày 08/9/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 4253/SYT-BHYTCNTT về việc Công bố danh sách các cơ sở khám chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khoẻ lái xe lên Cổng...
21/08/2024 - 0 Lượt xem
Căn cứ công văn số 332/VP ngày 20/8/2024 của Văn phòng HĐND-UBND quận Ba Đình về việc Rà soát danh mục TTHC trên địa bàn quận tính đến ngày 15/8/2024, UBND phường Vĩnh Phúc thông báo danh mục...
09/08/2024 - 0 Lượt xem
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Văn bản số 2562/UBND-KSTTHC ngày 06/8/2024 về việc tập trung đẩy mạnh và công khai Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tới tháng 7/2024.
09/08/2024 - 0 Lượt xem
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 31/7/2024 về việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và...
06/08/2024 - 0 Lượt xem
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 362/TB-VPCP ngày 5/8/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác tại Phiên họp thứ năm của Tổ công tác cải cách thủ...
05/08/2024 - 0 Lượt xem
Các bước bấm biển số xe trên VNeID khi đăng ký xe lần đầu như sau:
03/07/2024 - 0 Lượt xem
Ngày 21/6/2024, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 3199/QĐ-UBND về việc ban hành Khung Chỉ số Cải cách hành chính áp dụng đối với các phòng chuyên môn và tương đương thuộc...
19/06/2024 - 0 Lượt xem
Sáng ngày 19/6, tại Hội trường tầng 5 UBND phường Vĩnh Phúc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CCHC, Chỉ số Par-index, sipas, papi năm 2024 và hướng dẫn bầu tổ trưởng dân phố nhiệm kỳ 2024 -...
12/06/2024 - 0 Lượt xem
Sáng ngày 12/6, UBND phường Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND phường.
content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1576
Số lượt truy cập: 309535