Cảnh báo: một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng

Cục An toàn thông tin vừa cảnh báo một số thủ đoạn phổ biến trên không gian mạng trong tuần từ 2/12 đến 8/12.
content:

Theo đó 3 thủ đoạn được cảnh báo gồm:

- Chiêu thức dụ dỗ tham gia bán hàng online nhận hoa hồng

Các đối tượng tạo tài khoản, hồ sơ mạng xã hội giả mạo để đăng tin, bài quảng cáo mời tham gia bán hàng online nhận hoa hồng

Khi có người liên hệ, các đối tượng yêu cầu phải ứng tiền thanh toán đơn hàng sau đó tiền nhận được sẽ là tiền hàng cùng tiền hoa hồng, mỗi đơn hàng thành công hoa hồng nhận về sẽ từ 10-20%.

Thời gian đầu, với các đơn hàng giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ nhận được hoa hồng ngay lập tức từ đó các đối tượng cũng tạo được lòng tin. Đến khi số tiền đặt đơn hàng ngày càng lớn, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tài sản của họ.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân không tham gia các hình thức bán hàng online với lợi nhuận cao; không truy cập đường link, trang web lạ không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ và không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức.

Quảng cáo

 

- Mạo danh thủ quỹ trường học để chiếm đoạt tài sản

Đây không phải là hình thức mới nhưng đã có sự biến tướng và tinh vi hơn khiến nhiều người vẫn sập bẫy. Theo đó, lợi dụng việc một bộ phận chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về định danh điện tử mức 2, đối tượng lừa đảo gọi điện và gửi đường link qua Zalo, Facebook để hướng dẫn người dân cài phần mềm VNeID (giả mạo). Sau khi người dùng đăng nhập vào ứng dụng, đối tượng sẽ kiểm soát thiết bị và thực hiện các lệnh chuyển tiền.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo: người dân không cài đặt các ứng dụng theo hướng dẫn của người lạ, cần xác minh các thông tin đối tượng lạ cung cấp qua kênh chính thống; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính.

Cảnh báo: một số thủ đoạn phổ biến trên không gian mạng

​​​​​​

Cảnh báo: một số thủ đoạn phổ biến trên không gian mạng

   

- Chiêu thức bán bùa yêu giả mạo

Theo đó, nhóm đối tượng tự chế phẩm màu, hương liệu đóng gói và gọi là "bùa yêu", đăng hình ảnh, chạy quảng cáo trên Facebook, Các đối tượng sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để lan truyền về tính hiệu nghiệm của bùa làm nhiều người tin tưởng.

Sau khi xem quảng cáo, nạn nhân bỏ ra số tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng để mua các gói bùa không có tác dụng gì.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân không nên tin vào quảng cáo, mê tín dị đoan trên mạng xã hội, cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi tiến hành bất cứ giao dịch nào.

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1187
Số lượt truy cập: 309677