Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp, mục đích, giá trị pháp lý của Phiếu lý lịch tư pháp; quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; các phương thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau.
content:

Bộ Tư pháp vừa có Kế hoạch số 5571/KH-BTP về tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Mục đích nhằm thống nhất nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (tập trung đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động) về giá trị pháp lý, vai trò của Phiếu Lý lịch tư pháp, quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và việc sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.Đồng thời, đa dạng hoá các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp và việc triển khai các nhiệm vụ được xác định tại Chỉ thị số 23/CT- TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị số 23/CT-TTg), góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Chỉ thị số 23/CT-TTg, tích cực đưa các quy định pháp luật liên quan đi vào cuộc sống.

Tại Kế hoạch, Bộ Tư pháp giao Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật phối hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các đơn vị có liên quan tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc đẩy mạnh việc phổ biến quy định của Chỉ thị 23/CT-TTg.

Cùng với đó, giao Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì, phối hợp biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp, mục đích, giá trị pháp lý của Phiếu lý lịch tư pháp; quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; các phương thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp, dưới nhiều hình thức khác nhau (tài liệu hỏi đáp, inforgraphic, video clip tiểu phẩm...).

Trần Hạnh 

Hàng quý, căn cứ lịch họp cụ thể, Văn phòng Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia xây dựng nội dung cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc họp báo của Bộ Tư pháp và phát hành Thông cáo báo chí để thông tin về việc thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg. Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Cục Công nghệ thông tin phối hợp đăng tải, đưa tin; các cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp thực hiện.

Thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trên báo đài để triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg, trong đó giao Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì, phối hợp thực hiện 01 phóng sự trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) về mục đích, ý nghĩa, giá trị pháp lý của Phiếu lý lịch tư pháp, quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm hạn chế tình trạng “lạm dụng” Phiếu lý lịch tư pháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp xây dựng 01 bản tin có nội dung về thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng Định danh và xác thực điện tử VNeID tại tỉnh Thừa Thiên Huế để phát Truyền hình Thông tấn và Báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam.

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia chủ trì, phối hợp xây dựng các tin, bài về tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chỉ thị 23/CT-TTg để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật và một số báo đài ở Trung ương và địa phương.

Trong năm 2023 và các năm tiếp tiếp theo, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan xây dựng các chương trình toạ đàm, giao lưu và phát sóng trên kênh Truyền hình Pháp luật Việt Nam về nội dung, thực tế triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT- TTg.

Ngoài ra, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cũng sẽ xây dựng chuyên mục về thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg trên Trang thông tin Lý lịch tư pháp. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện các hoạt động truyền thông thông qua đăng tải các tin, bài, inforgraphic, tài liệu truyền thông trên mạng xã hội (facebook, zalo về phổ biến, giáo dục pháp luật) về nội dung Chỉ thị số 23/CT-TTg và việc triển khai các nhiệm vụ của Chỉ thị số 23/CT-TTg)./.

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1644
Số lượt truy cập: 256785