'Đôi khi chúng ta bỏ quên, thờ ơ với tiếng nói của học trò'

Để cho học sinh hạnh phúc khi đến trường không quá khó khăn, mà chỉ cần sự quan tâm hơn của “người lớn”.
content:

Diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?" hiện vẫn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả VietNamNet.

Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Hiếu Quân - giáo viên THPT ở Lâm Đồng (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

 

Mỗi buổi sáng chở con đến lớp, sau khi con chào vào lớp tôi thường nói với con “Học vui nhé con!”. Và khi đón con về, tôi chưa bao giờ hỏi con hôm nay có điểm môn gì? mấy điểm?..., mà luôn luôn hỏi con học hôm nay có vui không? con chơi với bạn nào? 

Tôi nghĩ nhiều ông bố bà mẹ trẻ thế hệ 7X, 8X cũng sẽ hỏi thăm con như thế. Vì chúng tôi hiểu con chúng tôi cần ở trường chính là niềm vui, là niềm hạnh phúc khi đến lớp với bạn bè, thầy cô. Dĩ nhiên, kết quả học tập cũng quan trọng, nhưng liệu kết quả cao thì có ích gì khi cả ba mẹ, con cái phải mãi chạy theo điểm số mà bỏ lỡ cả niềm vui của tuổi thơ, của thời học trò.

Tôi hỏi học sinh của mình muốn học trong ngôi trường như thế nào, thì nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Có em muốn bớt bài kiểm tra, các kì thi cử. Nhiều em muốn thầy cô luôn vui vẻ, không thiên vị hay phân biệt đối xử với học trò. Những em khác muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn thay vì cả tuần trên lớp. Thậm chí, có em còn muốn căn tin bán những món em ưa thích với giả rẻ hơn, được mặc áo khoác màu thoải mái (nhưng lịch sự - như em đã cẩn thận chú thích)… 

Như vậy, thực tế rằng để cho học sinh hạnh phúc khi đến trường không quá khó khăn, mà chỉ cần sự quan tâm hơn của “người lớn”, sự quyết tâm mang đến một môi trường học an toàn, thân thiện của những nhà quản lý, của lãnh đạo trường, của thầy cô, và cả sự chú ý và đồng hành của phụ huynh.

Ở bài viết này, tôi không nhắc đến các yếu tố để giúp giáo viên hạnh phúc hơn, tôi chỉ muốn nhắc đến một chủ thể khác, rất quan trọng là học trò, mà đôi khi chúng ta bỏ quên đi tiếng nói của các em, thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng, hợp lý của các em.

Tôi đã lắng nghe câu chuyện con gái kể (đã đến lần thứ ba) về một thầy giáo rất vui tính, hay pha trò khi dạy học. Con và các bạn luôn háo hức, mong chờ tiết dạy của thầy, dù thầy chỉ dạy lớp con một tiết trong tuần. 

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1594
Số lượt truy cập: 267952