Tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75% để đảm bảo cuộc sống tối thiểu

Nhiều chuyên gia an sinh xã hội đồng tình với đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tăng mức trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
content:

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong các chính sách an sinh xã hội hỗ trợ một phần thu nhập, giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện chính sách này đã bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số số 27-NQ/TW. Vì thế, Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất đảm bảo quyền lợi thỏa đáng cho người lao động khi tham gia chính sách BHTN.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
  •  
  •  
  •  
  •  
Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Bộ LĐTB&XH đề xuất, mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN là tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. Trường hợp, mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng BHTN.

Các chế độ BHTN mà người lao động được hưởng, gồm: hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề... Về phía người sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng BHTN.

Khi hưởng chính sách BHTN, người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề miễn phí.
Khi hưởng chính sách BHTN, người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề miễn phí.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN. Người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Quảng cáo

00:00

00:13

00:38

Với đề xuất của cơ quan soạn thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng BHTN hàng tháng từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lý giải, hiện nay đa số các DN đóng BHTN theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp. Do đó, mức trợ cấp thất nghiệp cần tăng lên 75% là phù hợp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% nếu quỹ đảm bảo

Trợ cấp thất nghiệp là chiếc “cầu vượt” giúp cho người lao động vượt qua giai đoạn mất việc làm. Nếu mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao chưa chắc khuyến khích được người lao động. Từ quan điểm này, TS Phạm Đình Thành - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc duy trì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như hiện nay (60%) sẽ là động lực thúc đẩy người lao động phải tích cực tìm được việc làm mới nhằm bù đắp những khoản thiếu hụt trong chi tiêu hàng ngày. “Nên duy trì mức hưởng BHTN 60% như quy định hiện hành. Có chăng là điều chỉnh mức hưởng lên 75% cho những người lao động có con là phù hợp” – TS Phạm Đình Thành cho ý kiến.

Người lao động hưởng chính sách BHTN được tham gia các phiên giao dịch việc làm để sớm quay trở lại thị trường lao động.
Người lao động hưởng chính sách BHTN được tham gia các phiên giao dịch việc làm để sớm quay trở lại thị trường lao động.

Theo chuyên gia BHXH này, thực tế cũng có nhiều DN đóng BHXH, BHTN cho người lao động ở mức lương tối thiểu vùng, mặc dù thu nhập thực lĩnh từ tiền lương luôn cao hơn. Do đó, để thực hiện minh bạch hóa mọi hoạt động kinh tế, trong đó có cả thu nhập của người lao động thì DN phải thực hiện đóng đúng, đóng đủ mức lương và các chế độ phụ cấp theo quy định. Khi đó, mức hưởng BHTN sẽ không bị ràng buộc ở mức đóng theo tiền lương tối thiểu vùng, điều này đồng nghĩa với việc người lao động sẽ được hưởng số tiền trợ cấp thất nghiệp cao hơn hiện nay.

Chế độ BHXH nói chung, trong đó có BHTN nói riêng được thực hiện trên cơ sở đóng – hưởng. Nguyên tắc của chính sách BHTN không chỉ hỗ trợ người lao động trong thời gian thất nghiệp mà còn tư vấn, hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Thậm chí, chính sách BHTN còn hỗ trợ người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ để có cơ hội việc làm tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều người lao động thất nghiệp là nữ trên 35 tuổi, thời gian làm việc chưa lâu, trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao. Trong khi đó, những người lao động này lại đóng BHTN mức khiêm tốn do tiền lương thấp. Mặt khác, nguyên tắc của BHTN là phòng ngừa rủi ro và có tính chia sẻ rất lớn; tức là 10 đóng chỉ 1-2 người thất nghiệp hưởng chính sách này. Vì thế, có thời điểm quỹ BHTN dư thừa rất lớn.

Do đó, TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và xã hội, Bộ LĐTB&XH cho rằng có thể tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75% khi cân đối được Quỹ BHTN để người lao động đảm bảo được cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm. Có như vậy họ mới yên tâm đi học nghề để chuyển đổi công việc hoặc bồi dưỡng kỹ năng. Nhưng cơ bản lâu dài thì chính sách này hướng vào việc hỗ trợ người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động thì mới mang ý nghĩa lớn đối với họ.

content:
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 856
Số lượt truy cập: 270758